Khởi đầu của triều đại này là kết thúc của triều đại kia. Mỗi sự đổi thay triều đại đều đẫm máu và nước mắt của nhân dân. Ván cờ chính trị thời phong kiến đòi hỏi người ta phải dùng nhiều thủ đoạn, miễn là nắm được thiên hạ. Có không ít nỗi ngậm ngùi của nhiều số phận, nhiều mối tình thời chiến chinh trong Triều đại nhà Hán (*).
Đang xem: Tour triều đại nhà đường (nửa đầu) (2019) full vietsub
|
Ván cờ chính trị
Một điều khá độc đáo so với các phim trước đây là việc xây dựng chân dung một Lưu Bang khác biệt. Kém mỹ miều, tô điểm nên thực hơn. Lưu Bang (Tiêu Vinh Sanh đóng) là sự pha trộn của tham vọng, gian hùng, thông minh và quyết đoán, biết chớp thời cơ và thực hiện tốt chiến thuật công phá nhân tâm. Nét gian hùng đầy tham vọng của Lưu Bang được tác giả kịch bản nhấn mạnh khi xây dựng hình tượng một Lưu Bang bất chấp thủ đoạn để được thiên hạ. Trong ván cờ thâm hiểm của Lưu Bang và bộ hạ, Hạng Võ chỉ là kẻ võ biền. Ông không hiểu rằng anh hùng trên chiến trường chưa hẳn là người chiến thắng trên chính trường. Hạng Võ đã ôm hận xuống suối vàng chính vì sự ngây thơ khi tin vào chữ tín nơi con người Lưu Bang. Hồ Quân đã thoát hẳn vai diễn ấn tượng Tiêu Phong trong Thiên long bát bộ để khắc họa thành công một Hạng Võ dũng mãnh nhưng kém mưu lược và rất chung tình.
Sức hấp dẫn của phim còn nằm ở những tình tiết ngoài chính sử. Phạm Tăng băn khoăn khi quân lính nhà Sở lạm sát dân Tần vô tội ở Hàm Dương: “Nếu quân Sở tàn sát người Tần, nhân dân Hàm Dương sẽ không nghênh đón chúng ta đâu. Cuộc sống của nhân dân càng thêm khổ sở”. Đáng tiếc cho Hạng Võ đã không nghe lời Phạm Tăng, sự thất bại của ông về sau đã có mầm mống từ những điều đơn giản ấy. Hạng Võ đốt cung A Phòng mà không hề hay rằng Ngu Cơ ở trong ấy cũng như những hành động võ biền thiếu nghĩ suy sẽ giết chết sự nghiệp của ông về sau. Bài học mất nước của Hạng Võ cũng là bài học mất lòng dân. Lưu Bang sẽ là người chiến thắng cuối cùng trong ván cờ chính trị chính vì biết đánh vào lòng thiên hạ.
Những chấm phá ngậm ngùi
|
Dương Cung Như trong vai Ngu Cơ đã tạo được thiện cảm trong lòng khán giả. Đoạn Ngu Cơ bình tĩnh khi cung A Phòng bị đốt, thổi khúc tiêu não nùng là một cảnh rất khó diễn nhưng Dương Cung Như đã thể hiện tốt. Mối tình Hạng Võ và Ngu Cơ được hai diễn viên tái hiện sinh động, nhận sự đồng cảm từ khán giả. Cảnh Hạng Võ lao vào lửa tìm Ngu Cơ thật lắng đọng. Trái tim tình si của vị võ tướng đã và chỉ dành riêng cho nàng trong suốt cõi hồng trần dằng dặc. Hạng Võ khác Lưu Bang ở đó. Với Hạng Võ, sự thủy chung là vĩnh viễn. Vì Ngu Cơ, chàng có thể làm bất cứ việc gì. Câu chuyện tình yêu của Hạng Võ và Ngu Cơ phủ một lớp sơn cảm xúc cho câu chuyện lịch sử khốc liệt.
Làm phim lịch sử không hề đơn giản. Nhất là khi những dữ liệu lịch sử ấy từng bị khai thác đến kiệt cùng. Các nhà làm phim đã mạnh dạn đưa những hư cấu về chân dung nhân vật lịch sử để mang lại sức hấp dẫn mới cho đề tài cũ. Các diễn viên diễn xuất tốt, khắc họa tinh tế chân dung nhân vật. Những khuôn hình chọn lọc với ánh sáng đẹp và hóa trang nhân vật hết sức chu đáo cũng góp phần tạo nên sự hấp dẫn cho phim. Những cảnh quay hoành tráng thể hiện không gian chiến trận được dàn dựng cẩn thận, tạo nét chân thực và độ tin cậy cho khán giả.
Với một cốt truyện cũ được xây dựng dưới cái nhìn mới, Triều đại nhà Hán thêm một lần nữa chứng minh thế mạnh làm phim lịch sử của điện ảnh Trung Quốc.
(*) Phim truyền hình Trung Quốc dài 50 tập, phát sóng trên VTV1 lúc 17 giờ các ngày trong tuần.
Một cảnh trong Đại chiến Xích Bích, một trong những bộ phim lịch sử Trung Quốc hay nhất. Ảnh: Beijing Film Studio
Khi làm các bộ phim liên quan đến lịch sử, các nhà làm phim của đất nước tỷ dân luôn đầu tư rất công phu với hình ảnh, âm thanh cũng như kỹ xảo sống động cùng dàn diễn viên hùng hậu. Chính vì thế, có những bộ phim thuộc dòng phim lịch sử của Trung Quốc ra đời từ rất lâu nhưng vẫn để lại ấn tượng trong lòng khán giả từng xem.
Phim lịch sử Trung Quốc nào hay nhất? Cùng Bazaar Vietnam điểm danh 10 bộ phim lịch sử Trung Quốc hay nhất mọi thời đại nhé!
1. Phim lịch sử Trung Quốc nào hay nhất? Hoàng đế cuối cùng – The Last Emperor (1987)
Ảnh: Columbia Pictures
Hoàng đế cuối cùng là bộ phim về cuộc đời của Phổ Nghi, vị hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc. Nội dung phim khắc họa toàn bộ cuộc đời hoàng đế Phổ Nghi từ lúc lên ngôi khi mới 3 tuổi, sống trong Tử Cấm Thành.
Khi tới tuổi trưởng thành, ông bị trục xuất ra khỏi Tử Cấm Thành và sống tự do ở bên ngoài. Sau một thời gian, người Nhật mời ông về lại Trung Quốc. Từ đó, ông trở thành một vị vua bù nhìn. Khi Nhật bại trận và Hồng quân Trung Quốc chiếm lại được lãnh thổ, ông bị bắt giam, phải ở tù trong suốt 10 năm đến khi được thả ra ở tuổi 53.
Bộ phim của đạo diễn Bernardo Bertolucci đã gặt hái được rất nhiều thành quả với doanh thu khủng, cùng với đó là những giải thưởng danh giá, đặc biệt là giải Oscar dành cho phim hay nhất và đạo diễn xuất sắc nhất. Đây cũng là bộ phim được đánh giá là một trong những bộ phim lịch sử Trung Quốc hay nhất mọi thời đại.
2. Bá Vương biệt Cơ – Farewell My Concubine (1993)
Ảnh: Miramax Films (US)
Nếu nói đến dòng phim chính kịch lịch sử của Trung Quốc, không thể không nhắc đến tác phẩm Bá Vương biệt Cơ của đạo diễn Trần Khải Ca. Đây được coi là một trong những bộ phim Trung Quốc hay nhất mọi thời đại, được tạp chí Time bình chọn là một trong Top 100 phim bất hủ.
Bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Lý Bích Hoa, vốn được lấy cảm hứng từ vở kinh kịch lâu đời Bá Vương biệt Cơ, diễn cảnh Sở Bá Vương Hạng Vũ vĩnh biệt người thiếp yêu quý của mình là Ngu Cơ thời Hán Sở tranh hùng.
Nội dung phim xoay xung quanh số phận nhân vật Trình Điệp Y (Trương Quốc Vinh thủ vai) và mối quan hệ giữa anh với nghệ thuật kinh kịch cùng người bạn diễn Đoàn Tiểu Lâu (Trương Phong Nghị). Từ khi thành đôi bạn diễn với Đoàn Tiểu Lâu, nổi danh với vở tuồng kinh điển Bá Vương biệt Cơ, Trình Điệp Y đã tự gắn đời mình với người bạn diễn, cũng như Ngu Cơ một lòng với Sở Vương. Cuộc đời họ bắt đầu dậy sóng khi Đoàn Tiểu Lâu rước về nhà một cô gái thanh lâu tên Cúc Tiên (Củng Lợi thủ vai)…
Bộ phim này không chỉ nhắc đến kinh kịch, tinh hoa của nghệ thuật dân tộc của Trung Quốc mà còn nói về những biến động chính trị của Trung Quốc trong thế kỷ XX, từ những năm 1924 đến năm 1977, khi Nhật chiếm đóng, sau đó đảng Cộng sản giải phóng đất nước và bắt đầu thời kỳ cách mạng Văn hóa.
3. Những bộ phim lịch sử Trung Quốc hay nhất: Tam quốc diễn nghĩa – Three Kingdoms (1994)
Ảnh: CCTV
Trong danh sách phim lịch sử Trung Quốc hay nhất, phải kể đến Tam quốc diễn nghĩa. Được chuyển thể từ bộ tiểu thuyết kinh điển cùng tên của nhà văn La Quán Trung, bộ phim truyền hình Tam quốc diễn nghĩa, dài 84 tập, của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc phát sóng năm 1994 đã chinh phục khán giả khắp châu Á.
Bộ phim được đầu tư kinh phí lớn, dàn diễn viên lên tới 1.000 người, chưa kể hàng vạn diễn viên phụ. Tất cả những cảnh quay chiến trận đều là cảnh thực, mang đến cho khán giả những thước phim vô cùng hoành tráng và chân thực. Cho đến nay, đây vẫn là bộ phim lịch sử Trung Quốc hay nhất mọi thời đại.
Phim lấy bối cảnh lịch sử Trung Hoa thời tam quốc chiến sự liên miên, khói lửa chiến tranh tràn lan khắp nơi. Lúc này ba nước Ngụy – Thục – Ngô đều tranh hùng gây loạn thế.
Phim cũng miêu tả rõ tính cách của từng nhân vật theo đúng nguyên tác như Lưu Bị là một hiền quân; Gia Cát Lượng là người có tầm nhìn cao xa, đoán việc như thần; Triệu Vân trung thành; Trương Phi lỗ mãng… Ngoài xoay quanh số phận của các nhân vật lịch sử, phim cũng miêu tả chân thực các trận đánh khốc liệt như trận Xích Bích, Dục Thủy…
4. Võ Tắc Thiên – Wu Zetian (1995)
Ảnh: China Television
Cho đến nay, có nhiều nhà làm phim Trung Quốc lấy hình tượng thiên hậu Võ Tắc Thiên để làm nên những tác phẩm điện ảnh nổi tiếng. Thế nhưng, phiên bản Võ Tắc Thiên của đạo diễn Trần Gia Lâm, ra mắt lần đầu năm 1995, vẫn luôn là một “tượng đài” trong danh sách phim lịch sử Trung Quốc hay. Tác phẩm được đánh giá là xuất sắc về mọi mặt, từ kịch bản, diễn xuất, trang phục đến đạo cụ và được rất nhiều khán giả đón nhận.
Bộ phim này kể về hành trình Võ Tắc Thiên từ cô gái ngây thơ khi mới tiến cung đến khi trở thành một trong ba người phụ nữ nắm quyền lực tối cao nhất từng xuất hiện trong các triều đình phong kiến Trung Hoa.
Người vào vai thiên hậu Võ Tắc Thiên chính là diễn viên gạo cội Lưu Hiểu Khánh. Bà đã thể hiện trọn vẹn một Võ Tắc Thiên từ khi 16 tuổi cho tới khi 83 tuổi một cách xuất sắc, giúp bộ phim trở thành phiên bản kinh điển nhất về vị nữ hoàng đế duy nhất của Trung Quốc.
5. Anh hùng – Hero (2002)
Ảnh: Beijing New Picture Film
Anh hùng là một bộ phim võ hiệp, lấy cảm hứng từ câu chuyện Kinh Kha, người anh hùng nước Yên, hành thích hoàng đế Tần Thủy Hoàng vào năm 227 trước Công nguyên.
Câu chuyện bắt đầu khi Vô Danh (Kinh Kha trong lịch sử) tới kinh đô nước Tần để bái kiến Tần vương với mục đích hành thích vị vua này. Để giữ an toàn cho bản thân, nhà vua không cho phép bất cứ ai được đứng gần ông dưới 100 bước.
Vô Danh tuyên bố mình đã lấy mạng cả ba sát thủ Trường Không, Phi Tuyết, Tàn Kiếm và trưng bày vũ khí của họ trước mặt nhà vua để làm chứng. Tần vương cho phép Vô Danh được lại gần ông trong khoảng cách 10 bước để thuật lại toàn bộ quá trình giết ba thích khách kia.
Tuy nhiên, Tần vương lại không tin câu chuyện của Vô Danh và ông bắt đầu kể lại câu chuyện theo phỏng đoán của mình. Vô Danh khi đối mặt với Tần vương đã quyết định không hành thích Tần vương. Cuối cùng, anh bị hành quyết dưới một làn mưa tên.
Ngay khi công chiếu, bộ phim của đạo diễn Trương Nghệ Mưu vấp phải nhiều ý kiến trái chiều khi có ý kiến cho rằng phim đã ca ngợi quá lời công lao của Tần Thủy Hoàng, cũng như tô vẽ chế độ độc tài phong kiến. Dù vậy, không thể phủ nhận sức hút cũng như sự thành công của Anh hùng khi là một trong những phim có doanh thu cao nhất ở Trung Quốc và trở thành phim Hoa ngữ đầu tiên dẫn đầu doanh thu phòng vé Mỹ trong hai tuần liên tiếp.
6. Việt vương Câu Tiễn – The Great Revival (2007)
Ảnh: China Film and TV Production
Câu chuyện của Việt vương Câu Tiễn bắt đầu cuối thời Xuân Thu, hai nước Ngô và Việt xảy ra chiến tranh. Hai người nước Sở là Phạm Lãi và Văn Trọng quyết định gia nhập nước Việt để giúp Việt bá vương Câu Tiễn.
Câu Tiễn và Phạm Lãi bị bắt sang nước Ngô làm nô lệ. Dù khó khăn, Phạm Lãi vẫn một lòng trung thành với Câu Tiễn. Sau ba năm, hai người đã thoát nạn chạy về nước Việt… thực hiện chiến dịch “nằm gai nếm mật” để tăng cường ý chí phục quốc.
Mười năm sau, nước Việt ngày càng cường thịnh thì nước Ngô lại dần suy yếu. Câu Tiễn đem quân đánh chiếm được Đô Thành của Ngô quốc, Ngô vương đã rút gươm tự sát. Câu Tiễn chính thức bước lên ngôi vương.
Việt vương Câu Tiễn do đạo diễn Hầu Vịnh thực hiện có sự tham gia của dàn diễn viên thực lực như Trần Đạo Minh, Hồ Quân, Tả Tiểu Thanh, Giả Nhất Bình, An Dĩ Hiên… Phim nhận được đánh giá cao không chỉ của khán giả mà còn cả của giới chuyên môn.
7. Những bộ phim lịch sử Trung Quốc hay nhất: Đại chiến Xích Bích – Red Cliff (2008)
Ảnh: Beijing Film Studio
Đại chiến Xích Bích là một bộ phim dã sử của đạo diễn Ngô Vũ Sâm. Phim dựa trên trận chiến Xích Bích xảy ra vào cuối thời nhà Hán, ngay trước thời kỳ tam quốc.
Phim có sự góp mặt của các diễn viên nổi tiếng như Lương Triều Vỹ, Kim Thành Vũ, Trương Phong Nghị, Trương Trấn… Bộ phim này được chia làm hai phần, phần 1 ra mắt vào năm 2008, phần 2 công chiếu vào tháng 1-2009. Cả hai phần phim đều thành công vang dội, lọt vào danh sách phim lịch sử Trung Quốc hay nhất, nhận nhiều giải thưởng danh giá, với doanh thu khủng.
Nội dung phim bắt đầu tại Trung Hoa ở triều đại nhà Hán năm 208 sau Công nguyên. Khi đó đất nước bị chia cắt thành nhiều lãnh thổ, Hán Hiến Đế chỉ còn là vua bù nhìn.
Tào Tháo mang dã tâm thâu tóm tất cả các nước. Lưu Bị phái quân sư Gia Cát Lượng đi sứ đến Đông Ngô nhằm thuyết phục chủ công Tôn Quyền liên minh lực lượng kháng Tào. Từ đây bắt đầu những cuộc chiến nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Hoa…
8. Thảm sát ở Nam Kinh – City of Life and Death (2009)
Ảnh: Media Asia Distribution Ltd.
Thảm sát ở Nam Kinh là một trong những bộ phim lịch sử Trung Quốc hay nhất, cho đến giờ vẫn để lại ấn tượng đặc biệt với khán giả. Bộ phim của đạo diễn Lục Xuyên khắc họa sự thảm khốc của cuộc chiến tranh Trung – Nhật mà trong đó điển hình là cuộc thảm sát ở thành phố Nam Kinh vào năm 1937.
Bằng những thước phim đen trắng, bộ phim diễn tả sự tàn khốc của chiến tranh ở thủ đô Nam Kinh trong khoảng vài tuần, khi hàng trăm ngàn binh lính và người dân Trung Quốc bị thảm sát dưới tay phát xít Nhật. Bộ phim cũng tái hiện sự chiến đấu quật cường của người dân cũng như quân đội Nam Kinh.
9. Phim lịch sử Trung Quốc hay nhất: Tùy Đường diễn nghĩa – Heroes of Sui and Tang (2013)
Ảnh: Zhejiang Yongle Film & TV Production
Tùy Đường diễn nghĩa chính là bom tấn truyền hình dựa theo lịch sử của Trung Quốc. Bộ phim dài 62 tập của đạo diễn Chung Thiếu Hùng đạt thành tích rating đáng nể, hoàn toàn vượt qua các bom tấn khác cùng thời điểm, trở thành một trong những bộ phim lịch sử Trung Quốc hay nhất. Đây cũng là bộ phim được đầu tư kinh phí lớn và bảo chứng về dàn diễn viên thực lực như Nghiêm Khoan, Trương Hàn, Khương Võ, Đỗ Thuần…
Phim lấy bối cảnh trải dài xuyên suốt thời gian thống trị của hai nhà Tùy – Đường. Nội dung phim tái hiện việc tụ nghĩa của các anh hùng trên đồi Ngũ Cương và những câu chuyện xung quanh họ.
Bên cạnh đó, xuyên suốt phim còn là cuộc chiến khốc liệt tranh giành quyền lực, sự đối đầu gay gắt giữa trung thần với bè lũ gian thần, cũng như khắc họa tình tri kỷ, nghĩa phu thê trên nền lịch sử đầy biến động.
10. Đại Tần đế quốc 3 – The Qin Empire 3 (2017)
Ảnh: Xi’an Qujiang Chin
Đại Tần đế quốc 3 là phần thứ ba trong loạt phim Đại Tần đế quốc nổi tiếng của Trung Quốc. Phim được xây dựng nội dung hấp dẫn, với dàn diễn viên hùng hậu, cảnh quay hoành tráng… nhận được đánh giá cao của khán giả.
Bộ phim kể về cuộc chiến đẫm máu giữa nhà Tần và nhà Triệu trong những năm thống trị giang sơn của hoàng đế Tần Thủy Hoàng. Dưới sự cai trị của Tần vương, nước Tần đã đánh bại các nước Tề, Chu và gây ra một thất bại nặng nề cho nước Triệu.
Đồng thời lúc này Tần Thủy Hoàng cũng cho xây dựng Vạn Lý Trường Thành và đưa ra nhiều chính sách làm thay đổi vận mệnh đất nước, dọn sạch những tàn dư sau cuộc chiến. Những sự kiện này đã mở đường cho sự thống nhất Trung Quốc dưới triều đại nhà Tần trong vòng nửa thế kỷ tiếp theo.
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam